Quy chế làm việc của trường THCS Vĩnh Thành

 

PHÒNG GD VÀ ĐT YÊN THÀNH                      CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 Trường học co sở Vĩnh thành                                           Độc lập – Tự do –Hạnh phúc

                              

Số :  01/ QC- HT                            Vĩnh Thành, ngày 16 tháng 10  năm 2013
 
 
QUY CHẾ LÀM VIỆC NĂM HỌC : 2013-2014

 
 
 

            - Căn cứ vào nội dung các điều khoản của Bộ luật lao động - Pháp lệnh công chức-Luật giáo dục - Luật phổ cập giáo dục - Điều lệ trường Trung học.
            - Căn cứ quyết định số 04/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 01 tháng 3 năm 2000 của bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo V/V ban hành quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường;
            - Căn cứ vào điều lệ trường THCS được ban hành theo thông tư số: 12/2011/ TT-BGDĐT  ngày 28/3/ 2011 của Bộ trưởng Bộ GD và ĐT;
            - Căn cứ vào các văn bản triển khai phương hướng nhiệm vụ năm học của Sở GD& ĐT, của Phòng GD&ĐT Yên Thành và tình hình thực tế nhà trường
            Trường THCS Vĩnh Thành ban hành nội quy và quy chế làm việc cho các CBGVCNV năm học 2013-2014.
Chương II
 NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
 
             Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng
            1. Quy chế này quy định nguyên tắc làm việc, chế độ trách nhiệm, lề nối làm việc, quan hệ công việc và trình tự giải quyết công việc của trườngTHCS Viên thành.
            2. Quy chế này áp dụng đối với: tất cả các đoàn thể, cán bộ công chức, viên chức trong biên chế hoặc hợp đồng.
            Điều 2. Nguyên tắc làm việc
            1. Trường THCS Vĩnh thành làm việc theo chế độ thủ trưởng. Mọi hoạt động của nhà trường phải tuân thủ các quy định của pháp luật và Quy chế làm việc của nhà trường. Cán bộ, công chức, viên chức phải xử lý và giải quyết công việc đúng trình tự, thủ tục, phạm vi trách nhiệm.
            2. Bảo đảm dân chủ, rõ ràng, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động;
            3 .Mọi người  có ý thức xây dựng môi trường làm việc văn hoá,xây dựng tập thể sư phạm  đoàn kết tổ ấm tình thương,thân thiện .Hành vi ngôn ngữ, ứng xử phải mẫu mực, tuyệt đối không được xúc phạm danh dự nhân phẩm, thân thể học sinh và đồng nghiệp. Trang phục chỉnh tề, lịch sự, đẹp phù hợp với hoạt động sư phạm ,thực hiện đúng quy định đồng phục ngày lễ . 
 
 
Chương II
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC THÀNH VIÊN
            Điều 3. Trách nhiệm của Hiệu trưởng
- Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường;
- Tổ chức xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học;
-  Quản lý giáo viên, nhân viên; quản lý chuyên môn; phân công công tác, kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên; thực hiện công tác khen thưởng, kỉ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy định của Nhà nước; quản lý hồ sơ tuyển dụng giáo viên, nhân viên;
            -  Quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trường tổ chức; xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, ký xác nhận học bạ và quyết định khen thưởng, kỷ luật học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
            - Quản lý tài chính, tài sản của nhà trường;
            -  Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên, nhân viên, học sinh; thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục của nhà trường;
            -  Thực hiện các nhiệm vụ do cấp trên phân công, chịu trách nhiệm trước cấp trên về toàn bộ các hoạt động của nhà trường;
            - Quản lý các phần mềm quản lý nhà trường, quản lí thông tin  nhà trường trên mạng internet”.
            Điều 4. Trách nhiệm của Phó hiệu trưởng:
 Chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng và cùng Hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước cấp trên về các mặt công tác sau:
            - Xây dựng kế hoạch chuyên môn: Kế hoạch dạy và học; hoạch dạy nghề PT, hướng nghiệp; kế hoạch động giáo dục ngoài giờ lên lớp, kế hoạch Thanh tra, kiểm tra chuyên môn; kế hoạch tổ chức, quản lý dạy thêm, học thêm và các kế hoạch khác trong hoạt động chuyên môn.
            - Tổ chức, quản lý, điều hành công tác dạy và học: Quản lý việc thực hiện nội dung chương trình, chất lượng dạy và học, tổ chức kiểm tra, đánh giá  việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên theo kế hoạch kiểm tra nội bộ. 
            - Phụ trách, theo dõi, đánh giá hoạt động tổ chuyên môn. Theo dõi công tác thiết bị dạy học và thư viện..Phụ trách công tác Phổ cập GD.
Thay mặt hiệu trưởng giải quyết các hoạt động nhà trường khi Hiệu trưởng vắng từ 01 ngày trở lên. Hỗ trợ một số công tác do Hiệu trưởng phân công, ủy quyền.
            Điều 5. Trách nhiệm của Tổ trưởng chuyên môn
 Là người có năng lực chuyên môn, có uy tín cao  trong tổ, có trách nhiệm, nhiệt tình trong công tác.Được HT bổ nhiệm đầu năm học thông qua phiếu thăm dò tín nhiệm của CBGV trong tổ và chi bộ nhà trường.
1. Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ, quản lí kế hoạch giảng dạy, chỉ đạo việc thực hiện phân phối chương trình, chuẩn kiến thức, kĩ năng, thời khoá biểu và chỉ đạo tổ viên chấp hành quy chế chuyên môn;
2. Tổ chức sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn, dự giờ, triển khai các chuyên để, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra đánh giá chất lượng việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên theo kế hoạch của nhà trường;
3. Kí duyệt hồ sơ chuyên môn của giáo viên;
4. Đề xuất khen thưởng, kỉ luật cán bộ giáo viên.
 
            Điều 6. Trách nhiệm của Tổ phó chuyên môn
1. Thực hiện và chịu trách nhiệm trước tổ trưởng về nhiệm vụ được tổ trưởng phân công;
 2. Cùng với tổ trưởng chịu trách nhiệm trước cấp trên về phần việc được giao;
 3. Thay mặt tổ trưởng điều hành hoạt động của tổ chuyên môn khi được tổ trưởng uỷ quyền.
            Điều 7. Trách nhiệm của Chủ tịch công đoàn
1. Có trách nhiệm xây dựng chương trình, kế hoạch công tác công đoàn cho từng học kỳ, đồng thời lãnh đạo các bộ phận, công đoàn viên thực hiện các chương trình, kế hoạch đã đề ra. Chỉ đạo, kiểm tra hoạt động đối với các công đoàn viên;
2. Lãnh đạo công đoàn thực hiện tốt Quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường; chịu trách nhiệm trực tiếp và toàn diện mọi hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân do Hội nghị CBCC bầu;
3. Cùng với hiệu trưởng tổ chức phong trào thi đua nhằm động viên Cán bộ, Giáo viên, công nhân viên thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ được giao và chương trình kế hoạch công tác chuyên môn đề ra;
4. Có kế hoạch tuyên truyền, giáo dục phát triển đoàn viên, tổ chức thăm hỏi, động viên công đoàn viên và gia đình. Xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh xuất sắc;
            Điều 8. Trách nhiệm của văn thư
            1. Chịu trách nhiệm về chế độ báo cáo thông tin lên cơ quan cấp trên theo qui định và đúng thời hạn;
            2. Kiểm tra các thủ tục hành chính về các văn bản phát hành của nhà trường, quản lý văn bản đi, đến theo trình tự qui định;
            3. Quản lý công tác văn thư lưu trữ,  công tác hành chính phục vụ cho hoạt động của nhà trường được thuận tiện kịp thời và khoa học;
            4. Cập nhật thông tin của học sinh từ giáo viên chủ nhiệm, giáo viên phụ trách đoàn đội vào hệ thống  quản lý nhà trường
            5. Quản lí các loại hồ sơ của nhà trường theo điều lệ trường phổ thông.
            Điều 9. Trách nhiệm của cán bộ phụ trách thư viện
1. Tổ chức hoạt động của thư viện theo đúng quy định;
2. Quản lí các loại sách, báo, tạp chí, mượn trả cập nhật thông tin mượn trả vào phần mềm trên web theo đúng quy định;
3. Đề xuất với Hiệu trưởng kế hoạch mua sắm sách cho giáo viên và học sinh, kế hoạch xây dựng thư viện xuất sắc;
4. Tổ chức hoạt động của phòng đọc, phục vụ giáo viên và học sinh đọc và nghiên cứu;
5. Tuyên truyền, giới thiệu sách 1 lần/tháng với giáo viên và học sinh toàn trường;
6. Quản lí thư viện thông qua phần mềm..
            Điều 10. Trách nhiệm của cán bộ phụ trách thiết bị
1. Tổ chức hoạt động của phòng đồ dùng, thiết bị  theo đúng quy định; Đến trước giờ vào học ( Tiết 1 ) 15 phút và chỉ được nghỉ sau khi giáo viên trả hết thiết bị dạy học trong buổi .
2. Quản lí các loại đồ dùng, thiết bị dạy học, mượn trả, sử dụng, bảo quản, ghi chép và cập nhật  theo đúng quy định; 
3. Đề xuất với Hiệu trưởng kế hoạch mua sắm đồ dùng, thiết bị  phục vụ cho giảng dạy, kế hoạch xây dựng phòng đồ dùng.
4. Tổ chức hoạt động của phòng đồ dùng, thí nghiệm phục vụ giáo viên và học sinh thực hành và nghiên cứu;
5. Chịu trách nhiệm về việc bảo quản, sửa chữa các thiết bị phục vụ cho giảng dạy và hoạt động của đoàn đội;
            Điều 11. Trách nhiệm của  Tổng phụ trách đội:
1. Tổ chức các hoạt động Đoàn, Đội trong nhà trường theo kế hoạch của nhà trường và Đoàn cấp trên;
2. Tổ chức, quản lí nền nếp của học sinh, phối hợp xây dựng các phong trào văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao trong nhà trường;
3. Theo dõi thi đua các mặt hoạt động nền nếp của học sinh trong nhà trường;
4. Tổ chức tốt các buổi chào cờ đầu tuần, nhận xét, đánh giá và xếp loại thi đua hàng tuần, thông báo kết quả trên website và bảng tin của nhà trường;
5. Chịu trách nhiệm về chương trình, kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, rèn kĩ năng sống cho học sinh;
6. Chấp hành sự chỉ đạo và tham gia đầy đủ các hoạt động theo yêu cầu của Đoàn- Đội cấp trên;
7. Quản lí các hoạt động thi đua .
            Điều 12. Trách nhiệm của kế toán và thủ quỹ 
1.  Xây dựng kế hoạch thu, chi ngân sách hàng năm, hàng quí và hàng tháng. Thực hiện đầy đủ, kịp thời mọi chế độ, chính sách đối với cán bộ, giáo viên trong đơn vị theo đúng quy định;
2. Lưu giữ chứng từ thu, chi, lập sổ sách theo dõi tài chính, tài sản, nguồn vốn, quỹ theo đúng quy định về kế toán, thống kê, báo cáo định kì về phòng Tài chính - Kế hoạch và Hiệu trưởng nhà trường;
3. Thực hiện chi đúng, chi đủ và chỉ chi khi chủ tài khoản duyệt chi theo đúng nguyên tắc tài chính;
4. Hoàn tất các chứng từ thu chi đúng nguyên tắc tài chính.
            Điều 13. Trách nhiệm của cán bộ y tế trường học 
1. Thực hiện Quy định về hoạt động Y tế trong các trường trung học cơ sở (Quyết định số 73 /2007/QĐ- BGD&ĐT); quy định xây dựng trường học an toàn, phòng chống tệ nạn thương tích (Quyết định 4458/QĐ- BGD&ĐT ngày 28/8/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo); Quy định về vệ sinh trường học (Quyết định 1221/QĐ- BYT của Bộ y tế) và thông tư 18/2011/ TTLT- BGD- BYT ngày 28/4/2011 về việc quy định nội dung đánh giá công tác y tế tại các trường THCS.
2. Thực hiện các quy định về vệ sinh trường học, vệ sinh cá nhân, môi trường, đảm bảo đủ nước uống hợp vệ sinh. Tổ chức khám sức khoẻ định kỳ, chăm sóc sức khoẻ,  sơ cứu ban đầu, tuyên truyền giáo dục kiến thức sức khoẻ cho học sinh, lập hồ sơ cấp thẻ BHYT cho học sinh và giáo viên.
3. Có đủ hồ sơ y tế:theo quy định : sổ theo dõi cấp phát thuốc; sổ theo dõi sức khỏe học sinh; sổ tổng hợp phân loại sức khỏe học sinh; hồ sơ tài liệu tuyên truyền, ngoại khóa về công tác y tế trường học theo kế hoạch đề ra.
            Điều 14. Trách nhiệm của Giáo viên bộ môn
1 Dạy học và giáo dục theo chương trình, kế hoạch giáo dục; soạn bài; dạy thực hành thí nghiệm, kiểm tra, đánh giá theo quy định; vào sổ điểm, ghi học bạ đầy đủ, lên lớp đúng giờ, quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức, tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn;
2. Tham gia công tác phổ cập giáo dục ở địa phương;
3. Rèn luyện đạo đức, học tập văn hoá, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục;
4. Thực hiện Điều lệ nhà trường; thực hiện quyết định của Hiệu trưởng, chịu sự kiểm tra của Hiệu trưởng và các cấp quản lý giáo dục;
5. Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo, gương mẫu trước học sinh, thương yêu, tôn trọng học sinh, đối xử công bằng với học sinh, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh, đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp;
6. Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, các giáo viên khác, gia đình học sinh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong dạy học và giáo dục học sinh.
 7. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
            Điều 15. Trách nhiệm của Giáo viên chủ nhiệm
1. Tìm hiểu và nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt để có biện pháp giáo dục sát đối tượng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của lớp;
2.Tổ chức cho học sinh thực hiện chương trình hoạt động đội, GDNGLL , lao động vệ sinh, bảo quản cơ sở vật chất lớp học.  Mỗi tuần sinh hoạt 15 phút đầu buổi với học sinh ít nhất 3 lần .
2. Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh, chủ động phối hợp với các giáo viên bộ môn, Đoàn TNCS, Đội TNTP, các tổ chức xã hội có liên quan để giảng dạy, giáo dục và rèn kĩ năng sống cho học sinh;
3. Nhận xét, đánh giá, xếp loại học sinh cuối học kì và cuối năm học. Đề nghị khen thưởng và kỉ luật học sinh, hoàn chỉnh việc ghi vào sổ điểm, sổ học bạ, cập nhật thông tin của học sinh, đề xuất danh hiệu thi đua của học sinh ;
            Điều 16. Trách nhiệm của giáo viên trực tuần
1. Đến trường trước khi có trống báo, có mặt tại trường trong suốt thời gian của buổi học, theo dõi  mọi hoạt động của giáo viên và học sinh trong buổi học;
2. Báo cáo kịp thời với lãnh đạo về những vấn đề bất thường xảy ra trong buổi học và cùng phối hợp giải quyết;
3. Theo dõi, ghi chép, đánh giá thi đua các mặt hoạt động nền nếp của các lớp như lao động, văn nghệ, vệ sinh, thể dục…trong buổi học.
            Điều 17. Trách nhiệm của phụ trách công tác trong nhà trường:
            1. CB phụ trách vệ sinh : Lập kế hoạch vệ sinh, kiểm tra , đôn đốc thực hiện và                      phối hợp với đ/c phụ trách laođộng để có kế hoạch lao động vệ sinh . Phối hợp với  tổng phụ trách đội để chấm điểm thi đua .
            2. CB phụ trách lao động:  Căn cứ vào thực trạng của nhà trường để lập kế hoạch  lao động phân công lao động ,chỉ đạo ,kiểm tra ,đánh giá kết quả lao động.
            3. Phụ trách an ninh trường học: Trực tiếp xử lý các vụ việc học sinh vi phạm kỷ luật. Phối hợp với TPTĐ để có biện pháp giáo dục . Liên hệ với công an địa phương khi có người ngoài xâm phạm an ninh trường học.
            4. Phụ trách cơ sở vật chất : Thường xuyên có trách nhiệm kiểm tra CSVC phát hiện  ra những hư hao , mất mát tài sản  đề ra mức phạt. Tham mưu với lãnh đạo về tu sửa mua sắm  cơ sở vật chất trong trường .
            5. Phụ trách Thể dục : Chịu trách nhiệm về kỹ thuật chuyên môn phối hợp cùng với PTĐ trong các sinh hoạt tập thể. Giúp BGH Và công đoàn tổ chức tốt các hoạt đông thể dục thể thao.
            Điều 18. Trách nhiệm của giáo viên phụ trách cộng đồng
            Tham gia giảng dạy 4 tiết  tại trường.
            Giúp giám đốc lập kế hoạch hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng, xây dựng lịch học tập, báo cáo kết quả hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng; quản lý và cập nhật hồ sơ, sổ sách theo quy định; tổ chức điều tra thống kê nhu cầu người học tại cộng đồng, tổ chức rà soát, lưu trữ học liệu địa phương trong trung tâm học tập cộng đồng; chấp hành sự phân công tác của giám đốc trung tâm học tập cộng đồng và chịu sự quản lý trực tiếp của cơ quan quản lý giáo dục.
            Điều 19 . Phân công nhiệm vụ năm học 2013-2014
            1.Tổ trưởng chuyên môn :
                                          Tổ KHTN: Đ/c  Trần Thị lộc
                                            Tổ KHXH:  Đ/CTrần Thị Cúc
            2. Tổ phó chuyên môn:
                                            Tổ KHTN: Đ/c Trần Xuân Dũng
                                            Tổ KHXH:  Đ/C Phan Thị Hoa.
            3. Thư ký hội đồng : Đ/c  Nguyễn Thị Vỹ
            4.Phụ trách công tác trong nhà tr­ường:
            * Giáo viên phụ trách vệ sinh : Đ/C Nguyễn Thị Tâm..
            * Giáo viên phụ trách lao động:  Đ/C Trần Vĩnh Tường
            * Phụ trách cơ sở vật chất : Đ/C Ngô Mạnh Hùng
            * Phụ trách Thể dục thể thao : Đ/C Thanh
( Các bộ phận phụ trách phải có sổ công tác ghi chép cẩn thận đầy đủ để BGH kiểm tra)
            5. Ban chuyên môn: Hiệu trưởng, hiệu phó, tổ trưởng, tổ phó, đ/cTrần Tuấn
 
Chương III
QUY CHẾ CHUYÊN MÔN NĂM HỌC 2013-2014.
 
            Điều 20.  Quy định sử dụng thiết bị dạy học:
            - Sử dụng đầy đủ có hiệu quả các tiết dạy có thiết bị dạy học .
            - Thứ 7 hàng tuần : Đăng ký trước các tiết dạy ở phòng thực hành, phải đăng ký mượn và tập kết trước thiết bị dạy học sử dụng cho các tiết dạy ở tuần sau.
            - Mỗi tháng có một buổi làm thử các thí nghiệm cần cho các tiết dạy tháng sau .
            - Có ý thức bảo quản, giữ gìn thiết bị dạy học để sử dụng lâu dài. Tuyệt đối không để mất an toàn trong thực hành thí nghiệm .
            - Cùng nhân viên thiết bị thực hiện đầy đủ các thủ tục mượn, trả, ghi sổ, ký … Sắp xếp thiết bị đúng vị trí quy định .
            Điều 21. Quy định về sử dụng sổ điểm , sổ đầu bài, học bạ của giáo viên:
            1. Sổ điểm :
            - Giáo viên bộ môn thường xuyên cho điểm vào sổ cái . Không được tẩy xoá , sửa sai quy chế . Ghi đúng, đủ các loại điểm kiểm tra của bộ môn .Tổng hợp kết quả cuối kỳ và cuối năm đầy đủ , kịp thời .
            - Giáo viên chủ nhiệm: Cập nhật đầy đủ các thông tin lý lịch học sinh,  chuyển điểm diện một tuần một lần từ sổ đầu bài vào sổ điểm, khoá từng tháng,  ghi xếp loại học lực, hạnh kiểm của học sinh vào bảng tổng hợp học kỳ và cả năm .
            2. Sổ đầu bài :
            - Giáo viên chủ nhiệm : Hướng dẫn học ghi chép sinh đầy đủ sạch đẹp  theo các cột mục ở sổ đầu bài  bảo quản , các buổi học nhận và trả đầy đủ về văn phòng .( Nếu lớp nào không nạp thì điểm học tập của sổ đầu bài trong tuần bị tính điểm 0, tiết học nào  giáo viên không ký cho điểm thì cũng được tính điểm 0 )
            - Giáo viên trực tuần : Ký xác nhận vào tuần trực .
            - Giáo viên bộ môn phải ký , cho điểm tiết học theo biểu điểm quy định .
           3. Học bạ:
            - Giáo viên bộ môn cuối kỳ, cuối năm phải ghi điểm bộ môn đúng quy định
            - Giáo viên chủ nhiệm nhận, hoàn tất các thủ tục,bàn giao học bạ về văn thư đầy đủ kịp thời theo kế hoạch của nhà trường.
            - Văn thư kiểm tra việc thực hiện của giáo viên đúng rồi mới nhận bàn giao
            Điều 22 .  Quy định hồ sơ chuyên môn:
            1 . Hồ sơ tổ chuyên môn :
            - Kế hoạch tổ : ( Kế hoạch năm học tháng , tuần ,KH chuyên đề..... )
            - Biên bản sinh hoạt tổ ..
            - Sổ đánh giá xếp loại giáo viên .
            - Phiếu dự giờ thực tập, đánh giá giáo viên .
            2 . Hồ sơ giáo viên :
                2.1   Hồ sơ chuyên môn  :
            - Bài soạn ( Chính khoá và dạy thêm ): Bám vào chuẩn kiến thức, kỹ năng, thiết kế hoạt động dạy học theo phương pháp dạy học tích cực,                .
 ( Nếu tham khảo giáo án mạng thì phải điều chỉnh bổ sung phù hợp với đối tượng học sinh ).  Ghi bằng bút ngày dạy và ghi nhận xét sau mỗi tiết dạy
           -  Sổ dự giờ : Ghi đầy đủ thông tin (Tiết, thứ, ngày, tháng , năm ).Ghi chép nghiêm túc, nhận xét xếp loại tiết dạy sau khi dự giờ.
            - Sổ tích luỹ chuyên môn – Sổ tự hoc :
Ghi chép cẩn thận, nghiêm túc, cập nhật những kiến thức, phương pháp dạy học phục vụ cho giảng dạy bộ môn theo từng năm học .
            -  Sổ ghi chép: Ghi chép đầy đủ nội dung cần thiết trong các buổi họp, hội ý.
            - Kế hoạch cá nhân: Thể hiện chỉ tiêu phấn đấu và kế hoạch thực hiện của cá nhân hàng tuần ,hàng tháng, năm học về các nội dung giáo dục.
            2.2 Hồ sơ chủ nhiệm:
             - Sổ chủ nhiệm phải ghi đủ thông tin và phải theo dõi đánh giá HS hàng tháng
            - Sổ biên bản sinh hoạt lớp: Hướng dẫn học sinh ghi đầy đủ NDcác buổi sinh hoạt
             -  Giáo án GDNG LL : GVCN soạn 8 chủ đề /năm học
            Điều 23 .Quy định về kiểm tra, đánh giá học sinh:
            - Thực hiện đúng quy định về đánh giá, xếp loại học sinh THCS, THPT theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011 ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và học sinh THPT :
            - Các tổ, nhóm chuyên môn xây dựng kế hoạch kiểm tra, cho từng môn, lớp. thống nhất ma trận đề cho bài kiểm tra định kỳ, quyết định hình thức các bài kiểm tra sao cho phù hợp với đặc trưng bộ môn,
            - Phải  kiểm tra cho điểm kịp thời ,chấm , chữa bài đúng quy định.
            - Khi chấm bài kiểm tra phải có phần nhận xét, động viên sự cố gắng tiến bộ của học sinh. Việc cho điểm có thể kết hợp giữa đánh giá kết quả bài làm với theo dõi sự cố gắng, tiến bộ của học
           Điều 24. Quy định thực hiện phân phối chương trình:
            - Thực hiện PPCT đúng, Đầy đủ,kịp thời , không cắt xén, gộp nhập chương trình.
            - Phải thực hiện kế hoạch dạy bù kịp thời trong tháng nếu chậm từ 3 tiết trở lên .
           Điều 25 . Quy đinh dự giờ của giáo viên:
           - Mỗi giáo viên dự giờ ít nhất 18 tiết/ năm ( trong đó dự giờ đầy đủ 100% các tiết thao giảng, thể nghiệm của tổ, nhóm chuyên môn).
           - Sau tiết dự giờ, giáo viên phải có nhận xét và cho điểm vào phiếu đánh giá tiết hoc . Các tiêt thể nghiệm chuyên đề, thao giảng giáo viên dự giờ phải nghiên cứu trước ( nếu cùng môn thì phải có bài soạn).
            Điều 26 . Quy định về hoạt động của ban chuyên môn:
            Hiệu trưởng thành lập ban CM để tiến hành dự giờ (3tiết/GV) bao gồm BGH,tổ trưởng ,tổ phó, những GV có năng lực chuyên môn nghiệp vụ, đã có nhiều thành tích, kinh nghiệm,uy tín, tham khảo phiếu đánh giá của GV cùng bộ môn dự giờ. Trước khi xếp loại BCM trao đổi với người dạy, hội ý, sau đó cho điểm độc lập vào phiếu. Kết quả XLgiờ dạy sẽ bằng  kết quả hơn 1/2số  phiếu đánh giá cùng loại.
.           Điều 27Quy định dạy thêm, học thêm:
            1. Quy định về hồ sơ học thêm:
            - Bài soạn giáo  viên
            - Sổ theo dõi học thêm
   - Quy định cho điểm:  - Môn văn = Toán = 4 con điểm, Tiếng anh: 3 con điểm
            2. Quy định  đôi với người tham  dạy thêm học thêm
            6..1. Quy định đối với ban giám hiệu:
-Xây dựng kế hoạch  và  quản lý  dạy thêm học thêm theo đúng quy định.
- Chịu trách nhiệm về chất lượng dạy thêm học thêm của toàn trường ,
- Đảm bảo uy tín của nhà trường trước phụ huynh học sinh và ngành giáo dục
            6..2.  Quy định về dạy thêm của giáo viên:
            -Tuân thủ theo lịch phân công giảng dạy và các quy định của BG .Thực hiện nghiêm túc thời gian lên lớp theo hiệu lệnh trống trường.
 - Chịu trách nhiệm quản lý học sinh theo nội quy của lớp ,của trường
 - Cuối buổi dạy phải ghi đầy đủ thông tin vào sổ theo dõi dạy thêm theo sự hướng dẫn của BGH
            - Chuẩn bị bài soạn chu đáo trước khi lên lớp .Bám sát mục tiêu và nội dung ,đầu tư nghiên cứu  đưa ra PPDH phù hợp với đối tượng học sinh,Xâydựng ý thức tự học và tính tự tin cho học sinh. Chịu trách nhiệm về chất lượng của lớp được phân công giảng dạy.  
            - Đảm bảo uy tín trước học sinh và phụ huynh .
            6.3. Quy định  về học thêm đối với học sinh:
- Tự nguyện đăng ký tham gia học thêm có ý kiến đồng ý của phụ huynh.
- Thực hiện nghiêm túc mọi quy định của nhà trường, của lớp và của đội TN
- Được đề xuất với giáo viên về nguyện vọng học tập của minh.
            Điều 28. Chế độ hội họp
- Họp hội đồng 1lần / tháng  .
- Sinh hoạt tổ chuyên môn 2 lần / tháng .
- Nhóm chuyên môn 2 lần / tháng
- Họp ban chuyên môn 1 lần / tháng .
- Họp hội đồng giáo dục 1 lần / kỳ
- Họp hội đồng thi đua 1 lần / kỳ
 - Họp hội đồng kỷ luật : Khi có học sinh vi phạm kỷ luật nặng .
- Hội ý hoặc họp đột xuất khi cần thiết

            Nơi nhận:                                                        HIỆU TRƯỞNG

  -   Phòng GD (báo cáo);

-   Các tổ CM đoàn thể (p/h thực hiện);

 -    Lưu văn phòng                                                                      

                                                                                                                  Phan Thị Thảo